Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2022

PHẦN 1: CƠ CHẾ THỰC SỰ CỦA DỊCH COVID-19.

 PHẦN 1: CƠ CHẾ THỰC SỰ CỦA DỊCH COVID-19. Các bạn hãy xem kỷ video này, đây là thí nghiệm để mọi người có thể thấy được những thứ vô hình quanh chúng ta. Video rất ngắn, quay một Trạm phát sóng, trong cuộc sống quanh chúng ta thì “Trạm phát sóng” rất nhiều. Nó có thể là một Anten cao mấy chục mét với đà sắt kiên cố, có máy phát sóng vận hành trong một toà nhà và phát ra sóng điện từ. Nó cũng là một Anten nhưng chỉ thu sóng rồi truyền đi tiếp, gọi là Trạm truyền sóng hay Trạm truyền dẫn. Nó là cái Lò vì sóng ta dùng để nấu nướng trong gia đình. Nó là tivi Internet ta dùng. Nó là hộp Wifi và những cái điện thoại thông minh, smatphone. Nó là cái máy đuổi chuột, đuổi côn trùng trong nhà. ............. Trong thí nghiệm này, người ta muốn chứng minh là Sóng điện từ có thể tập trung các phân tử kim loại hoặc Ion kim loại theo một vòng tròn với bán kính tuỳ vào tầng số phát sóng. Nghĩa là con người có thể chủ động “gọi” và “chỉ định vị trí” để các nguyên tử kim loại hoặc ion kim loại trong mô

HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI VÀ QUỐC GIA VIỆT NAM.

Hình ảnh
 Bài st: "Vua Bảo Đại có cống hiến gì cho đất nước Việt Nam? Ông là người có những cải cách mới cho triều đình nhà Nguyễn  Ông bãi bỏ các vị thượng thư già cả lạc hậu thay bằng những người trí thức mới  Ông phế bỏ chế độ thái giám vô nhơn tánh, bỏ thủ tục quỳ lạy vua.  Ông giải tán tam cung, lục viện để hàng ngàn phụ nữ tự do Ông mở rộng ngoại giao với các quốc gia trên thế giới như Campuchia, Trung Hoa Dân Quốc, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi, Lào, Anh Quốc, Pháp quốc, Ý Đại Lợi, Thái….  Năm 1945, ông lợi dụng Pháp bị Nhật đảo chánh yêu cầu người Pháp trả lại độc lập cho VN sau gần 100 năm cai trị  Ông và (trọng thần)Trần Trọng Kim tiếp tế cứu đói trong trận đói năm Ất Dậu (cái nầy chính phủ bất hợp pháp bắc kỳ không bao giờ dám nhắc tới cho đến tận bây giờ). Năm 1948, ông yêu cầu Pháp trả lại sáu tỉnh Nam kỳ cho VN bị bảo hộ từ ngày cụ Phan qua xin chuộc bất thành mà tự vận.  Từ đó, ông thành lập quốc gia Việt Nam với các cải cách dân chủ, lập quân đội, lập nội các, thủ tướng, giáo dục

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 24 - Hết)

Hình ảnh
  PHỤ LỤC HAY Ý KIẾN CÁ NHÂN TÔI. NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 24) Với những gì tôi biết và dựa trên tính logic của liên kết sự kiện, qua tham khảo tài liệu hiện hành thì đến bài trước, tôi đã hoàn tất việc kể chuyện lịch sử Chúa Nguyễn và Nhà Nguyễn. Do tính chất viết trên Facebook nên tôi hạn chế đưa suy nghĩ cá nhân gắn vào sự kiện.Nay tôi viết phần này là phần cuối cùng của loạt bài viết này. Thứ nhất là những tài liệu về các vấn đề này hoàn toàn không có hay đang xếp vô "Tuyệt mật".Tôi sẽ viết dựa trên suy luận cá nhân và kết hợp logic nên những gì tôi viết sẽ không vi phạm "Làm lộ bí mật quốc gia" vì đây là suy nghĩ của cá nhân tôi.Nếu tôi nói sai, các bạn cứ lên tiếng.Đi vào từng sự việc: 1.==>> "Đào mả không Bài": Vua Duy Tân có giấu vàng bạc để chuẩn bị khởi binh không?Là có. Nhớ lại giai đoạn trước khi Vua Hàm Nghi lên ngôi thì đã có 1 lượng vàng rất lớn được Nguyễn Thượng Hiền (Con rể Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết) ngầm đưa r

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 23)

Hình ảnh
  VUA BẢO ĐẠI. (Vua thứ 13 Nhà Nguyễn - Vua cuối cùng Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 23) (Phần này dài nên tôi định cắt ra 3 phần.Nhưng sợ không liên kết khó đọc nên đành để vậy.Các bạn thông cảm) Vua Bảo Đại sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 – Mất ngày 31 tháng 7năm 1997. Ông đồng thời cũng là Hoàng đế của Đế quốc Việt Nam và là quốc trưởng của Quốc Gia Việt Nam. Ông là con trai duy nhất của Vua Khải Định, mẹ là Từ Cung Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Về thân thế của Bảo Đại Đế cho đến nay vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì Khải Định Đế bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà". (Trong số những người của Nguyễn Phước Tộc đã có một số thông tin về việc này nhưng lại không đưa ra được bằng chứng nên việc này coi như bị bỏ qua.Tôi biết đích danh số đốn mạc này nhưng xin phép miễn nêu tên vì lý do tế nhị). Ngày 28 tháng 4 năm 1922, khi được 9 tuổi, ông được xác lập làm Đông cung Hoàng Thái tử.Ngày 15 tháng 6 năm 1922, ông cù

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 22)

Hình ảnh
  VUA KHẢI ĐỊNH - NGUYỄN HOẰNG TÔNG. (Vua thứ 12 Nhà Nguyễn)  NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 22) Vua Khải Định sinh ngày 08 tháng 10 năm 1885 – Mất ngày 06 tháng 11 năm 1925. Hoằng Tông Khải Định hoàng đế có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sau đổi tên thành Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của Nguyễn Cảnh Tông Đồng Khánh hoàng đế, mẹ là Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục. Năm 1889, Cảnh Tông hoàng đế (Vua Đồng Khánh) băng hà, Hoàng tử Bửu Đảo còn nhỏ tuổi nên không được kế vị. Nǎm 1906, Hoàng tử Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa công.Ông là người mê cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ.Bửu Đảo còn bắt vợ mình, là con gái của quan đại thần Trương Như Cương, về xin tiền bố mẹ gán nợ để đánh bạc tiếp. Việc Hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ.Vì sau khi buộc tội hoàng đế Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ chế độ quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Ph

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 21)

Hình ảnh
  VUA DUY TÂN. (Vua thứ 11 Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 21) Vua Duy Tân sinh ngày 19 tháng 9 năm 1900 – Mất ngày 26 tháng 12 năm 1945. Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Nguyễn Phúc Hoàng, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý, tức 19 tháng 9 năm 1900 tại Huế. Ông là con thứ 8 của vua Thành Thái và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định. Ông lên ngôi ngày 05 tháng 9 năm 1907, khi mới 7 tuổi.Ông là con thứ nhưng người Pháp chọn ông vì ông nhút nhát và chậm chạp.Song chỉ sau lễ đăng quang ông đã thay đổi gần như hoàn toàn, nhanh nhẹn và nghiêm nghị hơn. Để kiểm soát vua Duy Tân, người Pháp cho lập một phụ chính gồm sáu đại thần là Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài (Đào mả không Bài), Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị Việt Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp. Khi vua cha bị thực dân Pháp giam cầm ở Vũng Tàu, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu.Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp.Năm 1916, lúc ở Âu

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 20)

Hình ảnh
  VUA THÀNH THÁI. (Vua thứ 10 Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 20) Vua Thành Thái và lần đầu tiên xuất hiện Hoàng kỳ (Cờ vàng 3 sọc đỏ của Việt Nam) vào năm 1890. Vua Thành Thái sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 – Mất ngày 24 tháng 3 năm 1954. Vua Thành Thái đế tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu.Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Phan Thị Điều.Ông còn là cháu nội Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y, và là chắt vua Thiệu Trị. Ngày 28 tháng 1 năm 1889, vua Đồng Khánh lâm bệnh qua đời. Khi đó con vua Đồng Khánh là Bửu Đảo mới 3 tuổi nên không nối ngôi được, triều đình Huế chọn Nguyễn Phúc Bửu Lân lúc đó mới 10 tuổi đăng quang. Thành Thái là một ông vua trẻ có nhiều tính cách đặc biệt.Những ngày đầu tiên, tuy đã là vua nhưng vì còn bé nên ông vẫn thích chơi bời, nghịch ngợm.Vua Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp.Khác với những vị vua trước đây, ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và cũng cho cả con cái của mình cùng

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 19)

Hình ảnh
  VUA ĐỒNG KHÁNH. (Vua thứ 9 Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 19) Vua Đồng Khánh sinh ngày 19 tháng 02 năm 1864 – Mất ngày 28 tháng 01 năm 1889.Niên hiệu Nguyễn Cảnh Tông Hoàng đế. Vua Đồng Khánh có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Chánh phi Bùi Thị Thanh. Ông được Vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc dạy bảo.Năm 1882, Dực Tông hoàng đế (Vua Tự Đức) sách phong ông làm Kiên Giang quận công. Khi Hàm Nghi Đế đã thoát ly triều đình kéo cờ khởi nghĩa chống Pháp, Thống tướng de Courcy sai ông de Champeaux lên yết kiến Nghi Thiên Hoàng thái hậu để xin lập Kiên Giang quận công lên ngôi vị. Ngày 6 tháng 8 năm Ất Dậu, tức ngày 19 tháng 9 năm 1885, Kiên Giang quận công phải thân hành sang bên Khâm sứ Trung kỳ của người Pháp làm lễ lên ngôi, được tôn làm Hoàng đế, lấy niên hiệu là Đồng Khánh. Ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889, Đồng Khánh Đế băng hà, thọ 24 tuổi, tr

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 18)

Hình ảnh
  THẤT THỦ KINH ĐÔ. CÚNG ÂM HỒN 23 THÁNG 5 Ở HUẾ. NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 18) Năm 1885, Thống tướng de Courcy được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ lực vào việc đặt nền bảo hộ. Tướng de Courcy muốn vào yết kiến vua Hàm Nghi nhưng lại muốn là toàn thể binh lính của mình, 500 người, đi vào cửa chánh là cửa dành riêng cho đại khách.Triều đình Huế xin để quân lính đi cửa hai bên, chỉ có các bậc tướng lĩnh là đi cửa chánh cho đúng nghi thức triều đình, nhưng de Courcy nhất định không chịu. Đêm 22 rạng 23 tháng 5 năm Ất Dậu (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình như vậy, nên quyết định ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá và tấn công cô lập Tòa Khâm (Khu vực Trường Đại Học Sư phạm Huế bây giờ) Về việc Thất thủ kinh đô thì có rất nhiều giai thoại lưu truyền như việc đốt rơm và bỏ ớt bột vào để hun khói vào Tòa Khâm, rãi trái mù u dọc đường Huỳnh Thúc Kháng bây giờ để "bẩy"

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 17)

Hình ảnh
  VUA HÀM NGHI. (Vua thứ 8 Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 17) Vua Hàm Nghi sinh ngày 03 tháng 8 năm 1871 – Mất ngày 04 tháng 01 năm 1943. Hàm Nghi húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch.Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn,Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này. Năm 1884 Vua Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 16)

Hình ảnh
  CĂN THẲNG CỦA ĐẠI NỘI VÀ TÒA KHÂM BẮT ĐẦU. VUA KIẾN PHÚC. (Vua thứ 7 Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 16) Vua Kiến Phúc sinh vào ngày 02 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (12 tháng 2 năm 1869) - Mất ngày 10 tháng 6 (âm lịch) năm Giáp Thân (31 tháng 7 năm 1884). Vua Kiến Phúc là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Kiến Phúc có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng hay Nguyễn Phúc Hạo, sau được vua Tự Đức ban tên Ưng Hỗ vì có công phụng dưỡng khi đau ốm. Vì không có con, nên vua Tự Đức đã nhận ba người cháu làm con nuôi. Đó là Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Ưng Ái (về sau là vua Dục Đức), Hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Kỷ (về sau là vua Đồng Khánh) và Hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Đăng là người con nuôi thứ ba.Theo Quốc triều sử toát yếu thì Ưng Đăng được vua Tự Đức truyền đem vào cung, giao cho bà Học Phi (vợ vua Tự Đức) nuôi dạy từ lúc mới 2 tuổi.Lên ngôi ngày mùng 3 tháng 11 (âm lịch) năm Quý Mùi (1883), và lấy niên hiệu là Kiến Phúc.Khi ấy, ông mới 15 tuổi, và

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 15)

Hình ảnh
  VUA HIỆP HÒA. (Vua thứ 6 Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 15) Vua Hiệp Hòa sinh ngày 01 tháng 11 năm 1847 – Mất ngày 29 tháng 11 năm 1883. Vua Hiệp Hòa đế tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật, sinh tại Huế, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Tài nhân Trương Thị Thuận. Đồng thời với việc truất phế Vua Dục Đức, hai Phụ chính Tôn Thất thuyết và Nguyễn văn Tường đề nghị lên Hoàng thái hậu Từ Dụ, đưa Lãng Quốc công lên làm vua. Khi đình thần lên Kim Long là nhà của Nguyễn Phúc Hồng Dật rước, dù năn nỉ mấy, Hồng Dật cũng không đi, nên cuối cùng phải dùng đến vũ lực mới đưa được ông vào Tử Cấm thành. Hai hôm sau, 30 tháng 7 năm 1883, Hồng Dật lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.Năm đó Vua Hiệp Hòa đã 36 tuổi. Do tuổi đã lớn nên Vua Hiệp Hòa nhận ra sự chuyên quyền của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường và trong lòng thấy lo sợ nên cũng định kế sách để giảm bớt binh quyền trong tay 2 vị đại thần này.Cùng lúc đó thì thế lực của Pháp ở Tòa Khâm sứ càng ngày cà

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 14)

Hình ảnh
  VUA DỤC ĐỨC - NGUYỄN CUNG TÔNG. (Vua thứ 5 Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 14) Vua Dục Đức sinh ngày 23 tháng 2 năm 1852 – Mất ngày 06 tháng 10 năm 1883.Ông lên ngôi vua ngày 19 tháng 7 năm 1883. Dục Đức sinh ngày 23 tháng 2 năm 1852 tại Huế. Có nguồn ghi ông sinh 4 tháng 1 năm Quý Sửu (tức 11 tháng 2 năm 1853). Ông là con thứ hai của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga, tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái. Năm 1869, 17 tuổi, ông được vua Tự Đức chọn làm con nuôi đổi tên thành Nguyễn Phúc Ưng Chân. Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: "... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây." Lúc còn mạnh khỏe, Vua Tự Đức đã không thích ông hoàng này vì hay trốn để ra ngoài Hoàng thành chơi.Ưng Chân thường lên Kim Long chơi bời theo

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 13)

Hình ảnh
  GIẶC CHÀY VÔI - CUỘC NỔI LOẠN VẠN NIÊN CƠ. NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 13) Giặc Chày vôi hay cuộc nổi loạn Vạn niên cơ (Vạn niên là tên công trình xây dựng lăng Vua Tự Đức.Lăng có tên Vạn niên lăng sau đổi thành Khiêm lăng. Cằm đầu cuộc nổi loạn là Đoàn Hữu Trưng.Đoàn Hữu Trưng người làng An Truyền (Thừa Thiên Huế), là người học giỏi và là con rể của Tùng Thiện Vương Miên Thẫm (Hoàng tử thứ 10 của Vua Minh Mạng), chồng của Thể Cúc. Đoàn Hữu Trưng khởi binh nổi loạn để truất phế Vua Tự Đức và phò trợ con trai trưởng của Nguyễn Phúc Hồng Bảo là Nguyễn Phúc Ưng Đạo lên ngôi vua.Lúc đó do những lần nổi loạn trước bất thành của Nguyễn Phúc Hồng Bảo nên toàn gia của ông bị đổi họ mẹ là họ ĐInh, vì vậy Nguyễn Phúc Ưng Đạo mang họ mẹ nên tên là Đinh Đạo. Đoàn Hữu Trưng cùng 2 em ruột là Đoàn Tư Trực và Đoàn Hữu Ái ngấm ngầm vận động dân phu Vạn Niên lăng và móc nối với các quan viên hộ thành mà chủ yếu là Tôn Thất Cúc để nổi dậy. Đêm 16 rạng ngày 17 tháng 9 năm 1866. Tấn công sau k

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 12)

Hình ảnh
  VUA TỰ ĐỨC - NGUYỄN DỰC TÔNG - DỰC TÔNG ANH HOÀNG ĐẾ. (Vua thứ 4 Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 12) Vua Tự Đức sinh ngày 22 tháng 9 năm 1829 – Mất ngày 19 tháng 7 năm 1883.Tên húy là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông là con thứ sau anh trai là Nguyễn Phúc Hồng Bảo.Việc Vua Thiệu Trị phế trưởng lập thứ đã gây không ít phiền phức trong nội gia Triều đình Nhà Nguyễn. Vua Tự Đức nổi tiếng là người con hiếu thảo với mẹ là Hoàng Thái Hậu Từ Dũ.Bà nổi tiếng nghiêm khắc trong việc dạy con nên bệnh viện phụ sản ở Sài Gòn mang tên bà ngay từ khi mới thành lập, người ta hy vọng những đứa con được sinh hạ tại đó là những đứa con có hiếu. Vua Tự Đức giỏi thơ văn. Vua Tự Đức cấm Đạo gắt gao và vào thời đó, khu vực giáo dân An Truyền - Huế hiện nay thường bị những cuộc tập kích vào giữa đêm khuya của các đội quân Hoàng thân như Nguyễn Phúc Miên Áo, Nguyễn Phúc Hồng Hoàng....Giáo dân bị giết và nhà cửa bị đốt phá liên miên. Giặc "Chày vôi" do Đoàn Hữu Trưng (Đoàn Trưng) và Đoàn

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 11)

Hình ảnh
  VUA THIỆU TRỊ. (Vua thứ 3 Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 11) Vua Thiệu Trị sinh ngày 16 tháng 6 năm 1807 – Mất ngày 04 tháng 10 năm 1847.Tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông. Sử sách nói vua Thiệu Trị là một người hiền hoà, siêng năng cần mẫn nhưng không có tính hoạt động như vua cha.Vả chăng, mọi định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa và binh bị đều được sắp đặt khá quy củ từ thời vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị chỉ áp dụng theo các định lệ của tiên đế, không có sự cải cách, thay đổi gì mới. Bầy tôi lúc bấy giờ có Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Tiếp ra sức giúp lập. Thiệu Trị cũng nổi tiếng là một vị vua thi sĩ, có để lại rất nhiều bài thơ, nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa) và Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Cả 2 bài không trình bày theo lối thường mà viết thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có 1 số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứn

NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 10)

Hình ảnh
  VUA MINH MẠNG - NGUYỄN THÁNH TỔ. (Vua thứ 2 Nhà Nguyễn) NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 10) Vua Minh Mạng tên húy là Nguyễn Phúc Đãm sinh ngày 25 tháng 5 năm 1791 – mất ngày 20 tháng 1 năm 1841. Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán,Vua Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao.Ngoài việc trừ nội loạn, Vua Minh Mạng còn chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài. Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh. Vua Minh Mạng chống việc để tây phương ảnh hưởng đến nền tảng chính trị trong việc nước nên ra sức bài phương tây và ra sức cấm tuyệt Cơ Đốc giáo. Việc lệ thuộc Trung Hoa thì Vua Minh Mạng cũng tuyệt đối đưa sự ngang bằng trong quan hệ đối ngoại.Việc ông đổi tên nước Việt Nam thành ĐẠI NAM bị Trung Hoa phản đối song ông vẫn cho đổi tên. NƯỚC VIỆT NAM ĐỔI TÊN THÀNH ĐẠI NAM BẮT ĐẦU TỪ VƯA MINH MẠNG. Vua Minh Mạng chú trọng chất lượng quân đội, ông không lấy số đông mà lấy sự tinh nhuệ làm gốc.Ông cho